Cuộc đời Johann_Gottlieb_Fichte

Thời ấu thơ và niên thiếu

Johann Gottlieb Fichte chào đời tại Saxony trong một gia đình làm dải ruy-băng trang trí. Cậu bé Fichte đã sớm gây ấn tượng cho mọi người là một đứa trẻ cực kỳ thông minh. Rất tiếc là cậu không được học hành tử tế. Tuy nhiên, may mắn đã đến với cậu khi một quý tộc trong làng ra tay bảo trợ để cậu có thể vào Trường Trung học Pfrota danh giá. Ngôi trường này là nơi chuẩn bị cho học sinh vào đại học.

Khi trưởng thành

Fichte theo học hai trường đại học danh tiếng của ĐứcĐại học JenaĐại học Leipzig. Chúng ta không biết nhiều các sự kiện trong giai đoạn này của cuộc đời ông, nhưng biết chắc ông cố gắng lấy tấm bằng thần học và ông phải bỏ dở đèn sách vì lý do tài chính vào năm 1784. Trong thời gian kiếm sống bằng nghề gia sư , ông gặp Johanna Rahn, người vợ tương lai của ông.

Vào mùa hè năm 1790, một bước ngoặt đã đến với ông. Khi sống ở Leipzig và gặp khó khăn về tài chính, Fichte được một người nhờ giảng dạy triết học của Immanuel Kant, thế nhưng ông lại chẳng biết gì về nó. Ông tập trung đọc sách nói về nó và sự nghiệp triết học của ông có thể đã bắt đầu từ đây.

Để hiểu hơn tư tưởng của nhà triết học vĩ đại này, Fichte đã thực hiện một chuyến đi đến Königsberg và gặp ông. Đó là vào ngày 4 tháng 6 năm 1791. Kết quả là chuyến đi này không được thành công cho lắm: Kant không ấn tượng gì về Fichte. Để chứng tỏ khả năng nghiên cứu triết học của mình, Fichte viết bản thảo nêu lên mối tương quan giữa triết học phê phánvấn đề thần khải. Ngay lập tức, Kant đã bị thu hút và đã để cho nhà xuất bản của riêng ông in ấn. Đó chính là tác phẩm Phê bình thiên khải.

Tháng 10 năm 1793, Fichte là lễ cưới. Và như là một chuyện song hỷ theo đúng nghĩa, ông bất ngờ nhận lời mời nhận ghế chủ nhiệm khoa triết học của Đại học Jena mà Karl Leonhard Reinhold để lại. Tháng 5 năm 1794, Fichte đến thành phố Jena. Ông ở đó cho đến năm 1799. Trong khoảng thời gian đó, ông xuất bản các tác phẩm làm nên tên tuổi của ông.

Năm 1800, Fichte đã đến Berlin, tiếp tục nghiên cứu triết học. Ông không còn là một vị giáo sư bởi ở đó, không có trường đại học nào tồn tại nào cả. Vì thế, nguồn thu nhập của ông là xuất bản và thuyết giảng. Fichte tiếp tục hiệu đính Wissenschaftslehre, tuy nhiên rất ít tác phẩm của ông được công bố trong khoảng thời gian này. Nguyên nhân chủ yếu là vì những hiểu lầm ông gặp phải khi còn ở Jena. Điều đó càng khiến nhiều người lúc đó cho rằng Fichte không còn là một triết gia độc đáo nữa. Thứ duy nhất được xuất bản là một đề cương khó hiểu, thứ ra mắt vào năm 1810, còn lại những bài giảng về Wissenschaftslehre chỉ được in ấn sau khi ông qua đời.

Năm 1806, Fichte xuất bản hai tuyển tập bài giảng Những đặc trưng của thời hiện tạiĐường đến cuộc sống ân sủng. Chúng được đón nhận nồng nhiệt.

Cuối cùng thì trường đại học đầu tiên của Berlin cũng đã được mở. Fichte ngay lập tức trở thành trưởng khoa triết học. Một năm sau đó, 1811, ông trở thành hiệu trưởng đầu tiên của trường này. Lúc này, ông vẫn tiếp tục sự nghiệp triết học, giảng Wissenschaftslehre, viết về triết học chính trị cùng nhiều vấn đề triết học khác.

Qua đời

Khi Chiến tranh Giải phóng nổ ra vào năm 1813, Fichte gia nhập quân đội. Vợ ông tình nguyện làm y tá cho một bệnh viện quân đội. Bà đã bị sốt phát ban nặng. Hậu quả của bệnh tật lại không đến với bà mà đến với chồng bà. Fichte đã bị lây nhiễm và qua đời vì nó vào ngày 27 tháng 1 năm 1814.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Johann_Gottlieb_Fichte http://www.fichte-gesellschaft.de/ http://www.kulturwerk-fichte.de/ http://digilib.bu.edu/nnafs/ http://www.earlham.edu/~peters/writing/fichte.htm/ http://www.marxists.org/reference/subject/philosop... http://www.weple.org/timeline.html#ids=14631,12007... http://www.zeno.org/Philosophie/M/Fichte,+Johann+G... https://plato.stanford.edu/entries/johann-fichte https://www.gutenberg.org/author/Fichte+Johann+Got... https://commons.wikimedia.org/wiki/Johann_Gottlieb...